Cách Đóng Gói Hàng Hóa Gửi Đi Nước Ngoài

Đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chúng luôn trong tình trạng tốt nhất. Hàng hoá nguyên vẹn, không bị hư hỏng khi đến nơi nhận. Việc sắp xếp gọn gàng cũng giúp giảm thiểu khối lượng hàng hoá và dễ dàng vận chuyển. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vận chuyển kiểm tra và bảo quản hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá khác nhau sẽ có cách thức đóng hàng riêng biệt. Do vậy nếu bạn chưa biết đóng gói hàng hóa vận chuyển quốc tế như thế nào là đúng cách. Cùng Thiên Minh Express tham khảo bài viết dưới đây, chắc chắn vô cùng hữu hiệu đấy.

Cách đóng gói hàng hoá theo tiêu chuẩn

Hàng hoá chuyển phát quốc tế thông thường được đóng gói qua 4 công đoạn sau:

1. Kiểm tra và phân loại hàng hoá vận chuyển quốc tế

Bước kiểm tra và phân loại hàng hoá cực kỳ quan trọng. Bởi bạn có thể biết hàng hoá thuộc vào nhóm nào: loại hàng hoá thông thường, hàng hoá đặc biệt hay hàng hóa cấm vận chuyển. Từ đó, bạn có thể lên phương án đóng gói phù hợp. Đối với những loại hàng hóa thuộc danh mục cấm vận chuyển thì bạn tuyệt đối không nên gửi. Vì đơn vị vận chuyển hàng sẽ không nhận đơn, hoặc nếu có nhận cũng bị hải quan giữ lại và tịch thu khi kiểm tra. 

2. Đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn chuyển hàng quốc tế

Sau khi phân loại, bạn xem xét hàng hoá thuộc nhóm nào và tiến hành đóng gói cho phù hợp. 

Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa cho từng mặt hàng.

Nhóm 1: Hàng hoá thông thường

Những sản phẩm thuộc danh mục hàng hoá thông thường bao gồm: quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện,… Loại hàng hoá thuộc nhóm này khá dễ đóng gói. Dùng nilon bọc riêng từng sản phẩm để tránh ẩm mốc. Sau đó xếp gọn vào thùng carton chắc chắn để tiết kiệm diện tích. Có thể lấp đầy các khoảng trống ở trong thùng bằng các tấm đệm xốp, mút, vải bông,…

Nhóm 2: Thực phẩm khô

Nhóm hàng thực phẩm bao gồm hải sản khô (cá khô, tôm khô, mực khô,…), bánh kẹo, đồ ăn vặt, trà, cà phê,… Mặt hàng thực phẩm khi gửi ra nước ngoài yêu cầu cần có: nhãn mác, thông tin nguồn gốc, hạn sử dụng. 

Đối với loại hàng hoá này, bạn nên hút chân không để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, tránh bị hư hỏng trong khi vận chuyển. Bởi gửi hàng qua nước ngoài phải trải qua quá trình dài. Cộng thêm sự tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm ít nhiều ảnh hưởng đến sản phẩm. Bọc kỹ thực phẩm trong túi nilon, sau đó đóng gói trong thùng carton. Với những thực phẩm có bề mặt nhọn, quấn nilon kỹ để tránh làm rách túi chân không. 

Nhóm 3: Thiết bị và linh kiện điện tử

Chẳng hạn như điện thoại, laptop, máy tính, máy ảnh, tivi,… Loại hàng hoá này dễ bị hư hỏng nếu bị va chạm hay tác động mạnh. Sử dụng giấy bọt khí để gói sản phẩm. Dùng xốp hoặc mút lót phía dưới đáy, các bên khung thành của hộp. Lấp đầy các khoảng trống để cố định hàng, tránh hàng hoá va chạm vào nhau khi di chuyển. Bên ngoài, sử dụng thùng carton chịu lực tốt.

Lưu ý: Bạn không nên chọn thùng carton có kích thước lớn hơn quá nhiều so với hàng hóa nhằm đảm bảo sản phẩm không bị xê dịch. 

Nhóm 4: Đồ thủy tinh, gốm sứ, hàng hóa dễ vỡ

Dùng giấy bọt khí quấn quanh sản phẩm. Nên tách riêng và bọc từng mặt hàng nhỏ để sản phẩm không bị hư khi va chạm. Giống như các nhóm hàng hoá ở trên dùng mút, xốp chèn vào các khoảng trống ở trong thùng. Bên ngoài thùng hàng, nên chú thích thêm dòng chữ “hàng dễ vỡ” để khi dỡ hàng nhân viên sẽ cẩn thận hơn. 

Nhóm 5: Hàng hoá cồng kềnh, kích thước lớn

Những loại hàng hoá này thường được đóng trong kiện gỗ. Do hàng có kích thước lớn cho nên bạn cần tháo rời các chi tiết để tiết kiệm diện tích, giảm chi phí. Với hàng siêu trường, siêu trọng, cách tốt nhất là nhờ sự hỗ trợ đóng gói của các đơn vị vận chuyển. 

3. Niêm phong

Niêm phong hàng hóa để bảo vệ hàng hóa khỏi những tác nhân từ bên ngoài làm hàng hoá khác đi so với tình trạng ban đầu. Sử dụng băng keo dán hoặc dây buộc chuyên dụng dán cố định theo hình chữ H để niêm phong các góc, đường nối trên mép thùng, hộp.

4. Dán nhãn thông tin

Đây là bước làm cuối cùng để hoàn tất công việc đóng gói. Nhãn ghi đầy đủ thông tin cả người gửi lẫn người nhận. Ngoài ra cần có các thông tin: tên hàng, số lượng, trọng lượng,…để dễ dàng nhận biết các loại hàng hoá, tránh nhầm lẫn khi vận chuyển. Sau đó, dán nhãn lên mặt trên của kiện hàng. Tuyệt đối không dán nhãn ở các mép, đường nối của hộp. 

Trên đây là lưu ý về cách đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn cho một số nhóm hàng hóa gửi qua nước ngoài. Nếu bạn đang có dự định gửi hàng quốc tế, hãy tham khảo cách đóng gói ở đây. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc đóng gói hoặc không có đủ vật dụng để gói hàng, liên hệ với Thiên Minh Express. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa qua 220 quốc gia trên thế giới, Thiên Minh Express sẽ đưa ra giải pháp đóng gói tốt nhất cho bạn. Không chỉ đáp ứng việc đóng gói hàng hoá tiêu chuẩn mà còn tiết kiệm tối đa diện tích, giúp khách hàng tối ưu chi phí. 

Xem thêm: Dịch vụ gửi hàng quốc tế Thiên Minh Express

———————-

CÔNG TY TNHH TMDV THIEN MINH EXPRESS

Hotline: 08999.61.661

Địa chỉ: 20/13 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/expressthienminh/

Share this article:
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp